Hậu quả và ý nghĩa Trận_Nghiệp_Thành_(758-759)

Nghiệp Thành qua được cơn hiểm nghèo nhưng An Khánh Tự thế yếu suy kiệt, phải dâng biểu xưng thần với Sử Tư Minh, từ bỏ ngôi vua Yên. Sử Tư Minh lấy lời lẽ dụ Khánh Tự, đề nghị đến doanh trại để kết làm hai nước anh em cùng chống nhà Đường. An Khánh Tự nghe theo, bèn đến doanh trại của Tư Minh. Tư Minh gặp An Khánh Tự bèn bắt giữ, kể tội giết cha, rồi giết chết Khánh Tự.

Tư Minh thu hết thủ hạ của An Khánh Tự trở về Phạm Dương và đến tháng 4 năm 759, Sử Tư Minh tự xưng là Yên đế, đặt niên hiệu là Thuận Thiên. Đại Yên được bảo tồn nhưng đã thay chủ mới.

Phía nhà Đường, hoạn quan Ngư Triều Ân vốn ganh ghét với công trạng của Quách Tử Nghi[1], dâng sớ đổ lỗi cho Tử Nghi chịu toàn bộ trách nhiệm về việc quân Đường bại trận ở Nghiệp Thành. Đường Túc Tông bèn triệu Tử Nghi về triều, sai Lý Quang Bật nắm quyền chỉ huy quân đội.

Kể từ đó cuộc chiến giữa Đại Đường và Đại Yên có những người chỉ huy mới: Sử Tư Minh đối đầu với Lý Quang Bật, kế sau đó là trận Hà Dương.

Liên quan